NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SINH THÁI CHI PHÍ THẤP ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Ngày 5/4/2024, tại phường Khúc Xuyên, Tp. Bắc Ninh, PGS. TS. Lê Văn Chín đã báo cáo kết quả xây dựng mô hình sử dụng công nghệ sinh thái chi phí thấp để cải thiện chất lượng nước thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh thái chi phí thấp để cải thiện chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng Sông Hồng”. Mô hình bố trí các lớp lọc cơ học theo chiều thẳng đứng với 3 lớp lọc…Sau hệ thống lớp lọc cơ học là hệ thống cây thủy sinh có nhiệm vụ xử lý kim loại, chất hữu cơ và TSS.

Mô hình thí nghiệm kỹ thuật làm sạch nước trên kênh

Mô hình thí điểm xử lý nước tưới cho diện tích 10ha cây trồng cạn tại phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh có các thông số như sau.

  • Lưu lượng thiết kế: 280 m3/ngđ = 11 m3/h
  • Tốc độ dòng chảy qua mô hình: 1,69 m/h
  • Kích thước mô hình: Dài x Rộng x Cao = 40m x 10m x 1,0m
  • Thời gian lưu nước trong mô hình: 1,5 ngày
  • Vật liệu sử dụng: Đá ong, sỏi thạch anh
  • Cây trồng: Cây thủy trúc, bèo trang

 

Mô hình thực tế giải pháp công nghệ làm sạch nước trên kênh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình hệ lọc sinh học có hiệu suất xử lý tốt với nguồn nước đầu vào có hàm lượng BOD nhỏ hơn hoặc bằng 150 mg/l và hàm lượng COD nhỏ hơn 450 mg/l.  Hàm lượng nguồn đầu vào kim loại nặng cao có thể làm ảnh hưởng tới hiệu suất phát triển xử lý của hệ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển vi sinh vật và hệ thực vật. Thời gian lưu nước trong hệ thống khoảng 1,5 ngày thì đạt hiệu xuất xử lý nước tối đa.

Các tin khác