BỘ MÔN KỸ THUẬT SÔNG VÀ QUẢN LÝ THIÊN TAI

 

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Kỹ thuật sông và Quản lý thiên tai (KTS & QLTT) mà tiền thân là bộ môn Chỉnh trị sông là bộ môn chuyên ngành truyền thống của Khoa Thuỷ văn và Tài nguyên nước trước đây cũng như Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước hiện nay.

Trong gần 60 năm hoạt động, Bộ môn KTS & QLTT đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu đạt được của Trường Đại học Thủy lợi nói chung cũng như của ngành Thủy văn và Kỹ thuật tài nguyên nước nói riêng. Trong giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực, bộ môn đã và đang đảm nhiệm các môn học, như:  đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn, thủy lực sông ngòi, động lực học sông biển, chỉnh trị sông và bờ biển, quản lý và giảm nhẹ thiên tai, phân tích rủi ro, kiểm soát lũ hạn, vận chuyển bùn cát và bồi lắng hồ chứa...ở tất cả các cấp học.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học, tham gia phục vụ sản xuất gắn với thực tế cũng luôn là một trong những hoạt động thường xuyên và nổi bật của bộ môn mang lại những đóng góp có giá trị thiết thực vào thành tựu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước.

II. DANH SÁCH CÁN BỘ

1. Danh sách các Thầy/Cô hiện đang công tác tại bộ môn

                                                                                 

PGS.TS. Phạm Văn Chiến                    PGS.TS. Trần Kim Châu                     TS. Phạm Thanh Hải

(Phó trưởng BM - Phụ trách BM)                            (Phó trưởng BM)

                                                                           

  TS. Nguyễn Thanh Thủy                 NCS. Nguyễn Hồ Phương Thảo             NCS. Lê Thị Thu Hiền 

                                          

TS. Phạm Hồng Nga    GS.TS.Phạm T. Hương Lan   TS. Trần Khắc Thạc    TS. Nguyễn Thế Toàn

2. Danh sách các Thầy/Cô cộng tác viên và đã từng công tác tại bộ môn

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Vị trí từng công tác ở bộ môn

Danh sách các Thầy/Cô cộng tác viên của bộ môn

1

Nguyễn Hoài Thanh

TS

Giảng viên cộng tác

2

Nguyễn Hoàng Đức

TS

3

Dương Đức Toàn

TS

4

Đặng Đồng Nguyên

TS

...

...

...

Danh sách các Thầy/Cô đã từng công tác tại bộ môn

1

Võ Phán

PGS.TS

Trưởng bộ môn

2

Hoàng Hưng

GS.TS

Giảng viên

3

Nguyễn Thị Dung

KS

Giảng viên

4

Tống Đức Phong

KS

Giảng viên

5

Đỗ Tất Túc

PGS.TS

Trưởng bộ môn

6

Nguyễn Bá Quỳ

PGS.TS

Phó trưởng bộ môn

7

Phan Đình Lợi

KS

Giảng viên

8

Nguyễn Năng Minh

KS

Giảng viên

9

Nguyễn Trung Như

KS

Giảng viên

10

Trần Thanh Tùng

PGS.TS

Giảng viên

...

...

...

...

 

 

III. ĐÀO TẠO VÀ CÁC MÔN HỌC BỘ MÔN ĐẢM NHẬN

Bộ môn KTS & QLTT tham gia đào tạo ở cả bậc đại học và sau đại học, cụ thể bao gồm:

+ Ngắn hạn: các khóa đào tạo ngắn hạn và các lớp chuyên đề.

+ Kỹ sư: Thủy văn tài nguyên nước, Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.

+ Thạc sĩ: ngành Thủy văn học, Kỹ thuật tài nguyên nước, Cấp thoát nước.

+ Tiến sĩ: ngành Thủy văn học, Cơ học chất lỏng.

1. Các môn học cho bậc đào tạo Đại học

STT

Tên môn học

Ngành học

Đề cương chi tiết

1

Chỉnh trị sông và bờ biển

V, N, C

Xem chi tiết

2

Thủy động lực học sông, biển

V

Xem chi tiết

3

Đồ án Thủy động lực học sông, biển

V

Xem chi tiết

4

Quản lý thiên tai

V

Xem chi tiết

5

Đồ án Quản lý thiên tai

V

Xem chi tiết

6

Phân tích rủi ro

V

Xem chi tiết

7

Quản lý kiểm soát lũ, hạn

V

Xem chi tiết

8

Tin học ứng dụng trong thủy văn và giảm nhẹ thiên tai

V

Xem chi tiết

9

Thực tập Chỉnh trị sông và bờ biển

V

Xem chi tiết

10

Thực tập thủy văn

V

Xem chi tiết

V: Thủy văn học, N: Kỹ thuật tài nguyên nước, C: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

2. Các môn học, chuyên đề nghiên cứu khoa học cho bậc đào tạo Thạc sĩ

STT

Tên môn học

Ngành học

Đề cương chi tiết

1

Thủy lực sông ngòi nâng cao

V

Xem chi tiết

2

Động lực học sông biển (nâng cao)

V

Xem chi tiết

3

Chỉnh trị sông và bờ biển (nâng cao)

V

Xem chi tiết

4

Lũ quét và trượt lở đất

V

Xem chi tiết

5

Mô hình toán diễn biến lòng sông và bờ biển

V

Xem chi tiết

6

Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Hạn hán và xâm nhập mặn

V

Xem chi tiết

7

Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Quản lý rủi ro lũ lụt

V

Xem chi tiết

8

Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Vận chuyển bùn cát và bồi lắng hồ chứa

V

Xem chi tiết

V: Thủy văn học

3. Các môn học cho bậc đào tạo Tiến sĩ

STT

Tên môn học

Ngành học

Đề cương chi tiết

1

Thủy lực sông ngòi nâng cao

V

Xem chi tiết

2

Động lực học cửa sông ven biển

V, CHCL

Xem chi tiết

3

Chỉnh trị sông và bờ biển

V

Xem chi tiết

4

Vận chuyển bùn cát và bồi lắng hồ chứa

V, CHCL

Xem chi tiết

5

Xói lở bờ sông và giải pháp bảo vệ

V

Xem chi tiết

6

Mô hình toán 2 chiều trong phân tích biến đổi lòng dẫn

V

Xem chi tiết

7

Mô hình hóa và kỹ thuật sông ngòi

V

Xem chi tiết

8

Ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong bảo vệ bờ

V

Xem chi tiết

9

Quản lý lũ quét và trượt lở đất

V

Xem chi tiết

10

Kiểm soát lũ hạn

V

Xem chi tiết

V: Thủy văn học, CHCL: Cơ học chất lỏng


4. Các môn học, chuyên đề cho các khóa đào tạo ngắn hạn

+ An toàn hồ đập.

+ Đánh giá rủi ro thiên tai.

 

IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1. Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn

+ Chỉnh trị sông và bờ biển, Quy hoạch chỉnh trị sông và bờ biển

Hình 1. Kết quả nghiên cứu quy hoạch, chỉnh trị sông và bờ biển: sơ họa đê chắn sóng đá đổ và các dạng hư hỏng (hình trái), khối phủ RAKUNA-IV (hình giữa) và một số cảng biển sử dụng khối phủ RAKUNA-IV (hình phải)

+ Sạt lở bờ sông, bờ biển và xói mòn lưu vực

     

Hình 2. Kết quả nghiên cứu: sạt lở bờ sông Đồng Nai - Sài Gòn (hình trái), sạt lở và tỷ lệ sạt lở bờ biển tỉnh Trà Vinh (hình giữa và hình phải)

+ Thủy lực, thủy động lực, ngập lụt và tiêu thoát nước đô thị

     

Hình 3. Kết quả: mô phỏng ngập do vỡ đê (hình trái), ngập và tiêu thoát nước trong khu đô thị ở Sóc Trăng (hình giữa) và bản đồ ngập từ ảnh viễn thám (hình phải)

+ Vận chuyển bùn cát, bồi lắng hồ chứa

     

Hình 4. Kết quả: nghiên cứu bùn cát lơ lửng (hình trái), sơ họa các mặt cắt lòng hồ Đắk Uy (hình giữa) và địa hình tại các mặt cắt lòng hồ (hình phải)

+ Xâm nhập mặn và chất lượng nước

     

Hình 5. Kết quả: chuỗi độ mặn theo thời gian (hình trái), độ mặn (hình giữa) và chất lượng nước - hàm lượng BOD (hình phải)

+ Quy hoạch, quản lý, sử dụng bãi ven sông phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội

     

Hình 6. Kết quả: quy hoạch sử dụng bãi ven sông Đồng Nai - Sài Gòn (hình trái), khai thác bãi ven sông cho khu biệt thự cao cấp Vinh (hình giữa) và trung tâm hội nghị quốc tế Vĩnh Thịnh - Vĩnh Phúc (hình phải)

+ Xói trụ mố cầu và ảnh hưởng của các công trình giao thông (cầu, đường,...) đến tiêu thoát lũ

    

Hình 7. Kết quả: tính toán xói trụ mố cầu (hình trái và hình giữa) và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng tuyến đường đến tiêu thoát lũ (hình phải)

+ Quản lý và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định

       

Hình 8. Kết quả nghiên cứu: thiệt hại do hạn hán ở Tây Nguyên (hình trái), thiếu nước (hình giữa) và sơ đồ quản lý rủi ro thiên tai do sạt lở bờ sông (hình phải)

+ Học máy, học sâu và phân tích dữ liệu trong tài nguyên nước

      

Hình 9. Kết quả: xác định hàm phân bố của chuỗi số liệu (hình trái), so sánh sai số giữa mô hình tương quan, thủy lực và GRU (hình giữa), khôi phục chuỗi lưu lượng dòng chảy từ các mô hình (hình phải)

2. Các hoạt động khoa học, đề tài, dự án phục vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ

Bên cạnh các hoạt động giảng dạy và đào tạo, các cán bộ và giảng viên của Bộ môn KTS & QLTT còn tích cực tham gia các chương trình Nghiên cứu Khoa học các cấp (Nhà nước, NAFOSTED, Nghị định thư, Bộ, Tỉnh, Cơ sở), các đề tài, dự án phục vụ sản suất và chuyển giao công nghệ, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

STT

Chủ nhiệm

Tên đề tài

Cấp

Thời gian thực hiện

1

PGS.TS. Phạm Văn Chiến

Mất đất và những ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu

NAFOSTED

2018-2021

2

GS.TS. Phạm Thị Hương Lan

Nghiên cứu dự báo diễn biến sạt lở, đề xuất các giải pháp để ổn định bờ sông và quy hoạch sử dụng vùng ven sông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai

KC.08.28/16-20

2018-2020

3

TS. Nguyễn Thanh Thủy

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiểm họa ngập lụt đô thị Hà Nội trong điều kiện khí hậu hiện tại và tương lai

Nghị định thư

2019-2022

 

V. DANH MỤC SÁCH, GIÁO TRÌNH, BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN

1. Danh mục sách và giáo trình đã xuất bản

[1. PGS.TS. Phạm Thị Hương Lan, TS. Trần Kim Châu (2017): Đánh giá rủi ro thiên tai. Nhà xuất bản xây dựng, 167 Trang.

[2]. PGS.TS. Phạm Thị Hương Lan, TS. Trần Kim Châu (2017): Quản lý và kiểm soát lũ, hạn. Nhà xuất bản xây dựng, 215 Trang.

[3]. TS. Vũ Thanh Tú, TS. Nguyễn Thanh Thủy, ThS. Lê Thị Thu Hiền, GS. TS. Phạm Thị Hương Lan, ThS. Nguyễn Hồ Phương Thảo (2021): Phòng chống hạn và xâm nhập mặn bằng giải pháp công trình và phi công trình. Nhà xuất bản xây dựng, 300 Trang.

2. Danh mục một số công bố quốc tế

[1]. Pham Thanh Hai, Takao Masumoto, Katsuyuki Shimizu (2008). Development of a two-dimensional finite element model for inundation processes in the Tonle Sap and its environs. Hydrological processes, 22, 1326-1336.

[2]. Pham Thanh Hai, J Magone, A. Yorozuya, H Inomato, K. Fukami, K. Takeuchi (2010). Large-scale flooding analysis in the suburbs of Tokyo Metropolis caused by levee breach of the Tone River using a 2D hydrodynamic model. Water science and Technology, 1859-1864.

[3]. Chien Pham Van, O. Gourgue, M. Sassi, AJF. Hoitink, E. Deleersnijder, S. Soares-Frazao (2016). Modelling fine-grained sediment transport in the Mahakam land-sea continuum, Indonesia. Journal of Hydro-environmental Research, 13(2), 103-120.

[4]. Nguyen Thanh Thuy, Ingrid Keupers, Patrick Willems (2018). Conceptual river water quality model with flexible model structure. Environmental Modelling & Software, 104, 102-117.

[5]. Chien Pham Van, Vivien Chua (2020). Numerical simulation of hydrodynamic characteristics and bedload transport in cross sections of two gravel-bed rivers based on one-dimensional lateral distribution method. International Journal of Sediment Research, 35(2), 203-216.

[6]. Tran Kim Chau (2021). Sensitivity Analysis of Dam Breach Parameters for Variation Capacity Earthen Dams. Asian Journal of Water, Environment and Pollution, 18(3), 1-9.

[7]. Tran Kim Chau, Duc Anh Do (2021). Developing the Regression Equations to Determine the Bankfull Discharge from the Basin Characteristics. Archives of Hydro-Engineering and Environmental Mechanics, 68(2), 103-117.

[8]. Phong V.V. Le, Hai V. Pham, Luyen K. Bui, Anh N. Tran, Chien Pham Van, Giang Nguyen-Van, Phuong A. Tran (2021). Responses of groundwater to precipitation variability and ENSO in the Vietnamese Mekong Delta. Hydrology Research, 52(6), 1280-1293.

[9]. Chien Pham Van, Giang Nguyen-Van (2022). Three different models to evaluate water discharge: An application to a river section at Vinh Tuy location in the Lo river basin, Vietnam. Journal of Hydro-environmental Research, 40, 38-50.

[10]. Chien Pham Van, Doanh Nguyen-Ngoc (2022). Multiple linear regression and long short-term memory for evaluating water level in irrigation and drainage systems: an application in the Bac Hung Hai irrigation and drainage system, Vietnam. Water Supply, 22(12), 8587-8602.

[11]. Chien Pham Van, Hien Le (2023). Estimation of the daily flow in river basins using data-driven model and traditional approaches: an application in the Hieu river basin, Vietnam. Water Practice & Technology, 18(1), 215-230.

[12]. Huu Duy Nguyen, Chien Pham Van, Anh Duc Do (2023). Application of hybrid model-based deep learning and swarm-based optimizers for flood susceptibility prediction in Binh Dinh province, Vietnam. Earth Science Informatics, 16, 1173-1193.

[13]. Huu Duy Nguyen, Chien Pham Van, Quoc-Huy Nguyen, Quang-Thanh Bui (2023). Daily streamflow prediction based on the long short-term memory algorithml: a case study in the Vietnamese Mekong Delta. Journal of Water and Climate Change, 14(4), 1247-1267.

[14]. Chien Pham Van, Hien Le, Le Van Chin (2023). Estimation of daily suspended sediment concentration in the Ca river basin using a sediment rating curve, multiple regression, and long short-term memory model. Journal of Water and Climate Change, https://doi.org/10.2166/wcc.2023.229.

3. Danh mục một số công bố trong nước

[1]. Nguyễn Hồ Phương Thảo (2019). Đánh giá chất lượng dữ liệu mưa CHIRPS tại khu vực tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuyển tập Hội nghị KHTN trường ĐH Thủy Lợi, Trang 724-726.

[2]. Phạm Văn Chiến, Phạm Thị Hương Lan (2019). Nghiên cứu đánh giá bồi lắng lòng hồ Đăk Uy, tỉnh Kon Tum theo phương pháp đo đạc hiện trường. Tạp chí khoa học Thủy lợi và môi trường, Số 64 (tháng 3/2019), Trang 45-53.

[3]. Nguyễn Hồ Phương Thảo, Hoàng Thanh Tùng (2020). Nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám xây dựng chỉ số hạn tổng hợp phục vụ công tác giám sát hạn tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuyển tập Hội nghị KHTN trường ĐH Thủy Lợi, Trang 564-566.

[4]. Lê Thị Thu Hiền, Phạm Văn Chiến, Phạm Văn Tuấn (2022). Các phương pháp kiểm tra định lượng sự đồng nhất của chuỗi số liệu mưa: Áp dụng cho lưu vực sông Cả. Tạp chí khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Số 70 (tháng 2/2020), Trang 80-88.

[5]. Phan Mạnh Hưng, Nguyễn Hồ Phương Thảo, Phạm Văn Chiến (2022). Đánh giá sự thay đổi diện tích ngập nước thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 sử dụng ảnh Sentinel-1 trên nền Google Earth Engine. Tạp chí khoa học Thủy lợi và môi trường, Số 78 (tháng 3/2022), Trang 86-94.

[6]. Lê Thị Thu Hiền, Phạm Văn Chiến (2022). Đánh giá xu hướng biến động mưa trên lưu vực sông Cả giai đoạn 1959-2016 sử dụng số liệu thực đo. Tạp chí khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Số 71 (tháng 4/2022), Trang 1-9.

 

VI. MỘT SỐ DANH HIỆU CAO QUÝ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

+ Bằng khen cấp Bộ: 2

+ Bằng khen của thủ tướng chỉnh phủ: 1

+ Giải thưởng bông lúa vàng: 1

+ Nhà giáo ưu tú: 2

 

VII. LIÊN HỆ

Bộ môn Kỹ thuật sông và Quản lý thiên tai

Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi

Phòng 303 – Nhà A1; 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại bộ môn: (024) 3563 6654

Điện thoại Phó trưởng bộ môn (PGS.TS. Phạm Văn Chiến): 0936 893 609

 

 


 

  •