KHỐI PHỦ TIÊU PHÁ SÓNG RAKUNA IV TRONG CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ CẢNG VÀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Hệ thống đê chắn sóng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khu nước bể cảng và tuyến luồng nhằm đảm bảo sự đi lại và neo đậu an toàn của tàu thuyền. Hầu hết các công trình đê chắn sóng bảo vệ các cảng ở Việt Nam hiện nay đều là dạng đá đổ với lớp phủ ngoài sử dụng các dạng khối phủ truyền thống Tetrapod, với các ưu điểm là dễ chế tạo, tận dụng được vật liệu địa phương và đòi hỏi địa chất nền không cao, nhưng nhược điểm của dạng khối phủ này là tính năng ổn định thấp, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao.

Trong xu thế phát triển chung trên thế giới, khối phủ bê tông dị hình RAKUNA-IV là dạng cấu kiện mới của Nhật Bản được phát minh bởi công ty Nikken Kogaku vào năm 2007 (mã đăng ký bản quyền HRK-080001-VE, số hiệu 1343) và đã được ứng dụng cho nhiều dự án trọng điểm tại Việt Nam như cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) vào năm 2016, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) vào năm 2019, cảng Vân Phong (Khánh Hòa) vào năm 2020 và gần đây nhất là công trình cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) năm 2024. Đây là các khối vật liệu công nghệ của Nhật Bản phát minh năm 2007 và mới đưa vào VN 2012 có tính năng ổn định cao, kinh tế, hài hòa với môi trường, tạo cảnh quan tự nhiên đẹp và thời gian thi công rút ngắn. Việc sử dụng khối công nghệ tiêu phá sóng mới nhất của Nhật Bản trong các công trình bảo vệ cảng và hải đảo Việt Nam cũng sẽ tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng, bảo vệ biển đảo của quốc gia.

Dự án cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa sau khi hoàn thành (2015) - Công trình có sự hỗ trợ và hợp tác của Đại học Thủy lợi.

Thí nghiệm mô hình vật lý 2D và 3D cho Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa (2020).

Thi công khối phủ RAKUNA tại cảng Chân Mây – Thừa Thiên Huế (2019)

 Khối phủ RAKUNA IV bảo vệ bờ biển trong dự án nhà máy nhiệt điện Vân Phong – Khánh Hòa (2020)

Khối Rakuna-IV loại 40 tấn và 16 tấn tại dự án cảng Liên Chiểu – Đà Nẵng (2023).

Các tin khác