Giới thiệu bộ môn Trắc địa

Bộ môn Trắc địa, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước là bộ môn có truyền thống lâu đời, gắn liền với sự phát triển của trường Đại học Thủy lợi. Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ và giảng dạy các môn liên quan tới kỹ thuật Trắc địa, Viễn thám và GIS cho Khối ngành kỹ thuật, xây dựng của Trường đại học Thủy lợi.

 

I. Chức năng nhiệm vụ

+ Phụ trách đào tạo đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ.

+ Giảng dạy môn Trắc địa, Thực tập Trắc địa, Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong Tài nguyên nước và Môi trường phục vụ đào tạo đại học một số ngành khối kỹ thuật, xây dựng của trường Đại học Thủy lợi.

+ Giảng dạy một số môn trong Chương trình tiên tiến: Trắc địa, Áp dụng kỹ thuật GIS và GPS, Đồ họa và tính toán kỹ thuật.

+ Giảng dạy môn Viễn thám và GIS ứng dụng, phục vụ đào tạo cao học, nghiên cứu sinh cho một số ngành kỹ thuật của trường.

+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, xử lý dữ liệu viễn thám và GIS; quản lý, giám sát tài nguyên môi trường; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai..v.v.

+ Thực hiện các dự án khảo sát địa hình, các công tác trắc địa phục vụ quy hoạch, thiết kế, thi công và vận hành các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp..v.v.

+ Nhiệm vụ khác: Thanh tra, kiểm tra các sản phẩm Trắc địa-bản đồ; tư vấn, góp ý kiến cho các văn bản, tiêu chuẩn liên quan tới ngành khi nhà trường yêu cầu.

II. Quá trình hình thành và phát triển

             Tiền thân của Bộ môn Trắc địa-Trường Đại học Thủy Lợi là tổ môn ghép “Trắc lượng – Hình họa” của Học viện Thủy Lợi, được thành lập 10-1959. Trưởng tổ môn là thầy giáo Nguyễn Đồng Hợi (thân sinh ra nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình). Tổ môn hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện Thủy Lợi. Năm 1963, Bộ môn Trắc địa có quyết định chính thức thành lập và trực thuộc khoa Thủy nông (nay là Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước). Từ đó đến nay, Bộ môn Trắc địa đã không ngừng phát triển, và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ môn có thể được minh họa ngắn gọn như dưới đây:

III. Đội ngũ giảng viên

1.      Các giảng viên đang giảng dạy tại bộ môn

 

 

   

Trưởng bộ môn

TS.GVC. Lã Phú Hiến

 

ThS. Đặng Đức Duyến

TS.GVC. Bùi Thị Kiên Trinh

ThS.GVC. Lại Tuấn Anh

ThS. Lã Văn Hiếu

ThS.GVC. Nguyễn Cẩm Vân

ThS. Bùi Ngọc An

 

 

 

 

2.  Giảng viên kiêm nhiệm

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Công tác từ năm

Ghi chú

1

Đặng Tuyết Minh

TS.

 

Phó trưởng phòng Khảo thí và ĐBCL

 

3.  Các giảng viên đã từng tham gia công tác và giảng dạy tại bộ môn

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Ghi chú

1

Nguyễn Đồng Hợi

 

 

2

Đào Duy Liêm

 

 

3

Nguyễn Thả

   

4

Trần Lê Đang

 

 

5

Nguyễn Ngọc Ẩn

 

 

6

Võ Hai

 

 

7

Phạm Văn Khôi

 

 

8

Nguyễn Thiện Sanh

 

 

9

Nguyễn Viết Khiếm

 

 

10

Lê Xuân Thủy

 

 

11

Hoàng Xuân Thành

PGS. TS

 

12

Lã Văn Trung

 

 

13

Trần Văn Viện

TS.

 

14

Nguyễn  Nguyên Anh

ThS.

Hiện đang công tác tại TT Tin học

15

Đỗ Xuân Dũng

ThS.

Hiện đang công tác tại phòng Tổ chức cán bộ

16

Hoàng Lê Long

ThS.

 

 
 

IV. Các đề tài nghiên cứu khoa học và công trình phục vụ sản xuất mà bộ môn đã tham gia thực hiện trong những năm gần đây

1. Các đề tài NCKH cấp Nhà nước

- Nghiên cứu phát triển công cụ đánh giá, dự báo chuyển dịch công trình đập thuỷ điện áp dụng các mô hình trí thông minh nhân tạo phục vụ quản lý an toàn đập tại Việt Nam (2018-2021)

- Nghiên cứu các đặc trưng động học hình thái vùng vịnh và đề xuất ứng dụng các giải pháp tái tạo, nâng cấp bãi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (2018-2019)

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý hành lang bờ biển Bắc bộ, thí điểm tại tỉnh Nam Định” Mã số: VT-UD.11/18-20. (2019)

-  Nâng cao độ chính xác mô hình số địa hình DEM thông qua làm trơn bằng thuật toán mạng nơ ron Hopfield và địa thống kê (2014-2020)

2. Các đề tài NCKH cấp Bộ

- Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình- Ứng dụng cho lưu vực sông Thao - Việt Nam (2020-2021)

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa tin học nâng cao chất lượng dữ liệu không gian phục vụ công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nước (2015-2017)

- Nghiên cứu nhận dạng lũ lớn, phân vùng nguy cơ lũ lớn và xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo lũ lớn lưu vực sông Lam. (2011-2014)

3. Các đề tài NCKH cấp Trường

- Ứng dụng một số thư viện mã nguồn mở biểu diễn trực quan mô hình 3D thành phố trên nền Web (2019)

- Phân loại lớp phủ và sử dụng đất ở Điện Biên bằng ảnh Terra Aster/ Landsat 8. (2017)

- Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám, so sánh và đánh giá hai chỉ số LAI và NDVI trong phân loại lớp phủ thực vật cho một khu vực nghiên cứu (2013)

4. Các công trình phục vụ sản xuất bộ môn đã đảm nhận:

          Bộ môn đã tham gia khảo sát địa hình, và các công tác trắc địa phục vụ thi công, vận hành nhiều công trình hồ đập như: công trình Hồ Sông Rác (Hà Tĩnh), Hồ Bảo Linh (Bắc Cạn), Hồ Suối Nứa (Bắc Giang), Hồ Gò Miếu (Thái Nguyên), Hồ Khe Sú (Quảng Ninh), trạm bơm Đặng Xá, trạm bơm Văn Thai, trạm bơm Hữu Bị, quan trắc đập thủy điện Hòa Bình, Quan trắc lún Đập đáy, trạm bơm Chùa Tổng, trạm bơm Liên Nghĩa  (Hưng Yên), Đập Bara Nam Đàn, Đập Bara Kỳ Hà, Đập ngăn mặn giữ ngọt Hộ Độ (Hà Tĩnh), Đập ngăn mặn giữ ngọt Thảo long (Huế), Hồ Tả Trạch (Huế) và rất nhiều công trình phục vụ sản xuất khác... 

V.  Giáo trình và các ấn phẩm khoa học đã được xuất bản

1. Trắc địa đại cương //Hoàng Xuân Thành chủ biên, Đào Duy Liêm, Trần Lê Đang. Hà Nội ::Xây dựng ,,2005. (#000001010).

2. Trắc địa cơ sở : Lưu hành nội bộ //Paul R. Wolf, Charles D. Ghilani; Hoàng Xuân Thành,..[ và những người khác] dịch.   -  Hà Nội ::Khoa học tự nhiên và Công nghệ,,2010. (#000004346).

3. Hệ thống thông tin địa lý //Hoàng Xuân Thành, Hoàng Lê Long.   -  Hà Nội ::Bách Khoa Hà Nội,,2018.[ISBN 9786049505348] (#000021800).

4. Định giá bất động sản //Trần Văn Viện.   -  Hà Nội ::Bách khoa Hà Nội,,2017.

[ISBN 9786049501869] (#000020792).

5. Hình học đường và thiết kế định tuyến //Lại Tuấn Anh.   -  Hà Nội ::Bách Khoa Hà Nội,,2018. [ISBN 9786049504440] (#000021747)

VI. Hướng nghiên cứu của bộ môn

- Xử lý số liệu trắc địa: dữ liệu trắc địa truyển thống, dữ liệu ảnh UAV, ảnh vệ tinh, LiDAR, v.v…

- Ứng dụng viễn thám và GIS

- Quản lý, giám sát tài nguyên, môi trường

- Nghiên cứu các thuật toán trí tuệ nhân tạo, học máy và các dữ liệu tổng hợp-đa thời gian trong công tác dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai