Bộ môn Thủy lực

I. Giới thiệu chung

Bộ môn Thuỷ lực, tiền thân là bộ môn Thuỷ lực – Trị sông chính thức được thành lập ngày 5/11/1963, trực thuộc khoa Thuỷ nông nay là khoa Kỹ thuật tài nguyên nước. Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Thuỷ lợi, Bộ môn đã không ngừng lớn mạnh, kể từ khi thành lập đến nay đã có 40 thầy, cô giáo tham gia giảng dạy trong Bộ môn. Để ghi nhận các thành tích của tập thể giảng viên trong Bộ môn, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng ba cho Bộ môn Thuỷ lực ngày 13.11.1989.

Văn phòng bộ môn tại phòng 309 nhà A1 Trường Đại học Thuỷ lợi, điện thoại: 04 – 356.365.60.

II. Chức năng nhiệm vụ

  • - Giảng dạy môn Cơ học chất lỏng, Thuỷ lực công trình, và Thủy lực dòng hở cho sinh viên chính quy, tại chức, cao đẳng của các khoa trong toàn trường và các cơ sở đào tạo thuỷ lợi ở xa trường trên phạm vi toàn quốc.
  • - Hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp và NCKH.
  • - Bồi dưỡng sinh viên thi Ôlympíc Cơ học toàn quốc.
  • - Giảng dạy Cao học, hướng dẫn Cao học và hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận văn.
  • - Tham gia quản lý phòng Thí nghiệm Thuỷ lực tổng hợp và làm các thí nghiệm mô hình công trình thuỷ lợi, thủy điện
  • - Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án phục vụ sản xuất.

III. Quá trình hình thành và phát triển

1. Giai đoạn tiền thành lập Bộ môn 1959 – 1963:

Môn Thuỷ lực đã bắt đầu được giảng dạy từ ngày thành lập Học viện Thuỷ lợi (tháng 7/1959). Lúc đó, Thuỷ lực chỉ là một bộ phận của Bộ môn ghép giảng dạy cho nhiều môn học vừa ở bậc Đại học vừa ở bậc Trung cấp. Đầu năm 1961, Học viện Thuỷ lợi phát triển thành Học viện Thuỷ lợi - Điện lực. Từ ngày 9/5/1963, Trường Đại học và Trung cấp Thuỷ lợi được tách ra khỏi học viện Thuỷ lợi - Điện lực. Trong giai đoạn này, hầu hết giáo viên trong Bộ môn còn trẻ, vừa mới tốt nghiệp các trường trong nước, chỉ một số người được qua đào tạo ở nước ngoài.

2. Giai đoạn 1963 – 1965:

Bộ môn Thuỷ lực - Trị sông được thành lập ngày 5/11/1963. Trong giai đoạn này, Bộ môn giảng dạy cho hệ Đại học là chủ yếu (Trường Trung cấp Thuỷ lợi được tách ra từ 28/4/1964 và lập thành trường riêng). Cùng với các bộ phận khác trong toàn trường, Bộ môn đã góp phần đào tạo những khoá kỹ sư đầu tiên ra trường, đáp ứng kịp thời yêu cầu cán bộ kỹ thuật cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

3. Giai đoạn sơ tán ở Lục Nam - Hà Bắc 1965 – 1972:

Bộ môn Thuỷ lực chính thức được thành lập ngày 23/8/1965 (bộ phận Trị sông đã được chuyển sang Bộ môn khác). Bộ môn theo trường sơ tán về xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Hà Bắc và ở đó cho tới năm 1972. Tháng 10/1966 sau khi các Khoa được thành lập, Bộ môn Thuỷ lực được phân về Khoa Thuỷ công - Thuỷ điện. Cuối năm 1967 Bộ môn được chuyển về sinh hoạt tại Khoa Thủy nông (nay là Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước). Trong điều kiện thời chiến hết sức khó khăn, toàn thể giáo viên của Bộ môn đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, gắn đào tạo với phục vụ sản xuất”, Bộ môn Thuỷ lực đã kết hợp với các Bộ môn khác trong khoa đưa sinh viên đến các hệ thống thuỷ lợi làm đồ án tốt nghiệp và giúp địa phương đánh giá hiện trạng của hệ thống. Trong giai đoạn này, một số giáo viên của Bộ môn được cử đi các nước XHCN để đào tạo nâng cao trình độ.

4. Giai đoạn 1972 – 1975:

Từ năm 1972 Trường ĐH Thuỷ lợi đã trở về Hà Nội. Kể từ khi thành lập đến giai đoạn này, Bộ môn Thuỷ lực đã cùng với nhà trường đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo cho đất nước những cán bộ kỹ thuật Thủy lợi vừa có đức, vừa có tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

5. Giai đoạn 1975 – 1985:

Đây là giai đoạn 10 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cùng với toàn trường, Bộ môn đã đóng góp một phần công sức trong việc giúp đỡ các tỉnh Trung bộ và Nam bộ đánh giá hiện trạng, thiết kế khôi phục các hệ thống thuỷ lợi đã xuống cấp nghiêm trọng sau chiến tranh. Trong giai đoạn này, nhiều thầy giáo tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ ở nước ngoài đã trở về Bộ môn giảng dạy, chất lượng chuyên môn của Bộ môn được nâng lên rõ rệt.

Đây là giai đoạn mà đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong quá trình đó, Bộ môn đã có những đóng góp nhất định vào thành tích chung của nhà trường. Song song với công tác giảng dạy, các giảng viên trong Bộ môn đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên NCKH. Với tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu, nhiều thầy, cô giáo trong Bộ môn đã không tiếc công sức bồi dưỡng cho sinh viên dự thi Ôlimpic Thuỷ lực Quốc gia hay chỉ bảo tận tình cho từng sinh viên là con em đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đang theo học hệ cử tuyển.

Bộ môn được nhận Huân chương Lao động hạng ba ngày 13/11/1989. Nhiều giảng viên trong Bộ môn được phong danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú, được tặng thưởng Huy chương vì Sự nghiệp Đào tạo.

Bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đất nước chuyển mình chuẩn bị cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trường ĐH Thuỷ lợi với 49 năm xây dựng và phát triển đã trở thành nơi đào tạo những cán bộ kỹ thuật vững vàng trong lĩnh vực Thuỷ lợi và Tài nguyên nước, được nhận danh hiệu Anh hùng Lao Động thời kỳ đổi mới năm 2004.

Cùng với sự lớn mạnh của Nhà trường, Bộ môn Thuỷ lực đã có những bước phát triển đáng kể cả về chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm, đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của Trường. Những ngày đầu thành lập Bộ môn chỉ có 5 người, giảng dạy cho cả hai hệ Đại học và Trung cấp. Đến nay, sau hơ 60 năm trưởng thành đã có 40 thầy, cô giáo tham gia giảng dạy trong Bộ môn, nhiều người đã tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ ở trong và ngoài nước. Một số thầy được phong học hàm giáo sư, trong số đó có hai người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao Động. Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn của những năm tháng chiến tranh cho đến ngày nay, tập thể giáo viên trong Bộ môn Thuỷ lực luôn đoàn kết, gắn bó với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng Nhà trường đào tạo tốt những thế hệ kỹ sư tài năng cho đất nước. Chính tinh thần đoàn kết và phấn đấu vươn lên đó là nền tảng để Bộ môn Thuỷ lực ngày càng phát triển toàn diện, xứng đáng là một tập thể vững mạnh của Trường Đại học Thuỷ Lợi Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

IV. Các thành viên bộ môn

1. Các thành viên đang công tác và giảng dạy

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

  Công tác từ năm

Ghi chú

1

  Hồ Việt Hùng

   PGS.TS

2000

   Trưởng bộ môn

2

  Nguyễn Văn Tài

   PGS.TS

2003

   Phó Trưởng BM

3

  Lê Thị Thu Hiền

   TS

2001

 

4

  Đỗ Xuân Khánh

   TS

 2009

 

5

  Trần Dũng Tiến

   TS

 2009

 

6

  Vũ Thanh Thủy

   ThS

 2010

 

7  

  Lê Thị Thu Nga

   ThS

2001

 

8

  Lê Thị Hải Yến

   TS

 2009

 

9

  Nguyễn Thị Hảo

   ThS

2007

 

10  

  Lê Xuân Hiền

   TS

2012

 

11

  Lê Anh Tuấn

   TS

2013

  

 

2. Các thành viên đã từng tham gia công tác và giảng dạy

TT

Họ và tên

Thời gian công tác

Ghi chú

1

  Thái Văn Lễ

10/1959 – 11/1963

 

2

  Nguyễn Cảnh Cầm

10/1959 – 07/2002

 

3

  Phạm Phò

10/1959 – 05/1963

 

4

  Đặng Hưng Lâm

10/1959 – 05/1963

 

5

  Nguyễn Trang

1960 – 05/1963

 

6

  Nguyễn Văn Tình

1961 – 05/1963

 

7

  Nguyễn Như Khuê

08/1961 – 07/1973

Đã mất (05/1997)

8

  Phạm Đình Viễn

03/1962 – 07/1973

 Đã mất (2020)

9

  Đỗ Bằng Đoan

03/1962 – 01/1973

 

10

  Nguyễn Tường Ninh

06/1963 – 07/1965

 

11

  Võ Phán

11/1963 – 08/1965

 

12

  Lê Đình Ca

06/1965

Đã mất (04/1983)

13

  Hoàng Tư An

09/1965 – 6 / 2005

 

14

  Trần Chấn Chỉnh

10/1965 – 04/1978

 

15

  Nguyễn Nhật Quang

10/1965 – 04/1967

 

16

  Nguyễn Văn Hiếu

08/1966 – 08/1967

 

17

  Lê Tấn

08/1967 – 12/1975

 

18

  Trần Thị Minh Phương

03/1968 – 03/1969

 

19

  Nguyễn Ân Niên

05/1969 – 04/1992

 

20

  Phan Xuân Khoát

05 / 1969 – 5 / 2005

 Đã mất (2020)

21

  Nguyễn Tân Trào

05 / 1969

Đã mất (12/1990)

22

  Giang Trọng Đỗ

05 / 1969

Đã mất (2003)

23

  Trần Phương Thành

07 / 1971 – 09 / 1979

 

24

  Nguyễn Thị Đượm

10/1974 – 07/ 2003

 

25

  Nguyễn Ngọc Thanh

11 / 1974 – 1977

 

26

  Nguyễn Trọng Đức

01 / 1975 – 04 / 2001

 Đã mất (2012)

27

  Lê Văn Ước

01 / 1975 – 08 / 2018

 

28

  Nguyễn Tôn Quyền

03 / 1976 – 05 / 1989

 

29

  Lê Mạnh Hà

1976 – 1977

 

30

  Trần Đình Thành

05 / 1979 – 11 / 2005

 

31

  Vũ Đình Liệu

09 / 1980 – 5 / 2008

 

32

  Phan Anh Tuấn

1986 – 10 / 1990

 

33

  Đặng Văn Ba

12 / 1986 – 6 / 2004

 

34

  Nguyễn Thế Hùng

1986 – 1989

 

36

  Nguyễn Văn Sơn

1980- 2011

 

37

  Nguyễn Thu Hiền

1984-2020

 
 

 

3. Các thành viên đang tham gia cộng tác với bộ môn

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Cơ quan công tác

1

  Nguyễn Cảnh Cầm

GS.TS

 

2

  Hoàng Tư An

GS.TS

 

  Lê Văn Nghị

TS

  Viện Khoa học Thuỷ lợi

4

  Vũ Đình Liệu

ThS

 

5

  Nguyễn Thu Hiền

PGS.TS

 

6

  Lê Văn Ước

PGS.TS

 

7

  Nguyễn Văn Sơn 

 KS

 
 

 

V. Các môn học bộ môn đảm nhận

1. Chương trình Đại học

TT

Tên Môn học

Thời lượng

(Tín chỉ)

Ngành học

Ghi chú

1

  Cơ học Chất lỏng

3

  Các ngành của Trường

  Khoá 49 trở đi

2

  Thuỷ lực Công trình

3

  Các ngành của Trường

  Khoá 49 trở đi

3

  Thuỷ lực Dòng hở

3

  Các ngành C và N

 

4

  Cơ học chất lỏng ứng dụng

3

  Các ngành của Trường

 

5

  Cơ học Chất lỏng và Máy

2

  Ngành Cơ khí

 Từ khóa 59 trở đi

 

2. Chương trình Sau đại học

TT

Tên Môn học

Thời lượng 

 (tín chỉ)

Ngành học

Số lớp

Ghi chú

 1

  Thuỷ lực Dòng hở nâng cao


2

  Các ngành: N, V, C

3

 

  2

  Thuỷ lực Công trình nâng cao

2

  Công trình

3

 

3

  Cơ học chất lỏng nâng cao

2

  Ngành C, N

 

 Tự chọn cho NCS

4

  Thủy lực tính toán

2

  Cấp thoát nước

3

 

5

  Thiết bị thí nghiệm và kỹ thuật đo đạc

2

  Ngành C, N

 

 Tự chọn cho NCS

 


VI. Các đề tài nghiên cứu và các công trình sản xuất bộ môn đã đảm nhận

1. Các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở; các đề tài phục vụ sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ:

  • - Tính toán thuỷ lực mạng lưới sông đồng bằng sông Cửu Long (Chương trình cấp Nhà nước về thoát lũ và chung sống với lũ).
  • - Xác định hành lang thoát lũ sông Hồng đoạn Sơn Tây -Hà Nội, cao độ đê bao Hà Nội.
  • - Tính toán thuỷ lực tiêu thoát lũ hệ thống sông Đáy, hệ thống sông Đà Nông - Phú Khánh.
  • - Tính Thuỷ lực lấp sông Lạch Tray (Hải Phòng); Tính Thuỷ lực hệ thống sông Nhật Lệ và cống Mỹ Trung (Lệ Ninh, Bình Trị Thiên).
  • - Quy hoạch chống lũ hệ thống sông Cả (Nghệ An), sông Hương (Huế), sông Vệ (Quảng Ngãi), Diễn Yên (Nghệ An), Nam Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, An Kim Hải (Hải Phòng), sông Vệ (Nghĩa Bình), Sông Cà Lồ (Vĩnh Phúc). Tính thủy lực tiêu úng Hà Nam Ninh
  • - Nghiên cứu hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản các vùng ven biển.
  • - Tính Thuỷ lực kênh dẫn trạm thuỷ điện nhỏ.
  • - Nghiên cứu dòng chảy cục bộ sau công trình thuỷ lợi vùng triều.
  • - Nghiên cứu tương tác dòng chảy với thành rắn biến dạng đàn hồi.
  • - Nghiên cứu công nghệ thuỷ lợi cấp thoát nước cho các vùng sản xuất muối ở Việt Nam.
  • - Nghiên cứu các giải pháp thoát lũ cho một số sông lớn miền Trung nhằm bảo vệ các khu kinh tế tập trung, các khu dân cư ven sông, dọc quốc lộ.
  • - Nghiên cứu khả năng hấp thụ sóng của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ đê biển ViệtNam.
  • - Nghiên cứu tiêu nước cho các hệ thống Thủy lợi Thành phố Hải phòng

2. Giáo trình và các ấn phẩm khoa học đã được xuất bản:

  • - Giáo trình Thuỷ lực tập 1 và 2, tác giả GS. TS. Nguyễn Cảnh Cầm, GS. TS. Vũ Văn Tảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006.
  • - Bài tập Thuỷ lực tập 1, 2, tác giả GS. TS. Nguyễn Cảnh Cầm, PGS. TS. Hoàng Văn Quý và những người khác, Nhà xuất bản Xây dựng (tái bản lần thứ hai), 2005.
  • - Thuỷ lực Dòng chảy hở (Dùng cho Cao học), tác giả GS. TS. Nguyễn Cảnh Cầm, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006.
  • - Thuỷ lực Công trình (Dùng cho Cao học), tác giả GS. TS. Hoàng Tư An, Nhà Xuất bản Xây dựng, 2005.
  • - Cơ học chất lỏng, Tập 1, tập 2 (Sách biên dịch), năm 2010
  • - Cơ sở hệ thống thủy lực công trình ((Sách biên dịch), năm 2011
  • - Thuỷ lực Dòng hở , tác giả TS. Lê Thị Thu Hiền, PGS.TS Nguyễn Văn Tài, TS. Đỗ Xuân Khánh, TS. Lê Bảo Trung, Nhà xuất bản Bách khoa, 2020.

3. Những thành tích khác:

  • - Kết quả thi Ôlympíc Thuỷ lực toàn quốc: từ năm 1992 cho đến 2021 các đội tuyển Thuỷ lực liên tục tham gia kỳ thi Ôlympíc Quốc gia các môn Cơ học và đã có 92 sinh viên đoạt giải. Đội tuyển Thuỷ lực trường Đại học Thuỷ lợi liên tục đoạt giải đồng đội từ kỳ thi Ôlympíc đầu tiên cho đến nay. Năm 2008 đội tuyển Thuỷ lực đạt giải Nhì toàn đoàn, có 2 sinh viên đạt giải Ba và 4 sinh viên đạt giải khuyến khích.
  • - Đã có 10 NCS bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và 32 học viên Cao học bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ.
  • - Bộ môn đã hướng dẫn 92 đề tài NCKH cho sinh viên.
  • -  Bộ môn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng ba ngày 13.11.1989 và liên tục đạt danh hiệu tổ Lao Động XHCN từ năm 1985 đến 1992. Trong những năm gần đây bộ môn luôn được Nhà trường xếp loại xuất sắc.

VII. Hướng phát triển của Bộ môn

  • - Tiếp tục nâng cao chất lượng bài giảng và đổi mới phương pháp giảng dạy.
  • - Đẩy mạnh công tác hướng dẫn sinh viên NCKH và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp.
  • - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường nhằm phát triển công tác NCKH và thực hiện các dự án phục vụ sản xuất.
  • - Tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ: thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, Bộ và Cơ sở; tiến hành các thí nghiệm mô hình theo hợp đồng với các đơn vị tư vấn thiết kế.

 VIII. Đề cương môn học của bộ môn

1. Cơ học chất lỏng 

Đây là môn học cung cấp các kiến thức về chất lỏng ở trạng thái tĩnh và chuyển động, cũng như các ứng dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Đề cương môn học: Cơ học chất lỏng.

2. Thủy lực công trình

Đây là môn học cung cấp các kiến thức cơ sở để tính toán thủy lực các công trình thủy lợi và giải quyết các bài toán thực tế.

 Đề cương môn học: Thủy lực công trình.

3. Thủy lực dòng hở

Đây là môn học cơ sở trình bày lý thuyết về dòng chảy ổn định và không ổn định trong sông và kênh cũng như các phương pháp giải quyết vấn đề, và ứng dụng vào thực tiễn.

Đề cương môn học: Thủy lực dòng hở.