CÁC GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TRONG ĐIỀU KIỆN DÒNG XE HỖN HỢP

10/6/2023 6:05:00 PM

1. Các nguyên nhân gây ùn tắc giao thông đô thị   

Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao, cơ dân ở chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Với tốc độ tăng trưởng ô tô đạt hơn 10%, hơn 3% với xe máy và mật độ xây dựng các tòa nhà trên các tuyến phố quá dày đặc trong khi tốc độ xây dựng các tuyến đường chậm và tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp thì tình trạng ùn tắc giao thông trở nên phổ biến và phức tạp, đặc biệt ở các nút giao thông khi lưu lượng giao thông vào nút vượt quá khá năng thông qua của nút và do sự xung đột giữa các dòng xe vào nút. Ví dụ, Đô thị Hà Nội có 37 điểm ùn tắc giao thông trên thành phố như: Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân; Nút giao trên tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn (trục đường xe buýt BRT); Nút giao thông tại các trục đường Vành đai 2, Thụy Khuê, Chu Văn An - Vạn Phúc, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi…. Để giải quyết vấn đề này cần một nhóm giải pháp.

2. Các nhóm giải pháp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại đô thị Việt Nam.

a) Nhóm giải pháp quy hoạch thiết kế.

 + Quy hoạch tổng thể đồng bộ các khu đô thị phù hợp bên trong và ngoài đô thị có tầm nhìn 30 năm.

+ Quy hoạch đồng bộ các mạng lưới đường bộ và đường sắt đảm bảo có tính liên thông và huy hoạch hệ thống thoát nước tốt cho đô thị.

Đảm bảo tỉ lệ đất giành cho giao thông trong đô thị theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: tối thiểu là 9 % đất xây đựng đô thị, thực tế tỉ lệ này còn thấp và đồng thời xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên tâm và các mạng lưới đường sắt vành đai kết nối liên thông với nhau và liên thông với mạng lưới đường bộ và mạng lượng đường hành không.

b) Nhóm giải pháp xây dựng, cải tạo nút giao thông.

+ Khi lưu lượng đã vượt quá khả năng thông hành của nút, cần tiến hành xem xét, đánh giá các giải pháp xây dựng nút giao thông phù hợp như: Nút hầm chui, nút cầu vượt, nút hình xuyến…

+ Khi lưu lượng giao thông trên tuyến tăng đột biết, cần xem xét giải pháp xây dựng mở rộng mặt các làn đường, đồng thời tổ chức phân luồng giao thông phù hợp với biện pháp thi công. Đẩy nhanh tiến độ triển khai nhằm sớm thu hồi các vị trí rào chắn gây thu hẹp lòng đường nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông.

c) Nhóm giải pháp tổ chức, phân luồng thông tại nút giao thông.

+ Tổ chức giao thông tại nút hợp lý về thời gian chu kỳ đèn để đảm bảo thời gian chờ tại nút không quá 120s ở mỗi pha của nút. 

+ Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng đảm bảo thuận thiện và chiếm một tỉ lệ cao, hiện tại hình thức này chỉ chiếm 17%, rất thấp và đảm bảo kết nối liên thông giữa vận tải đường sắt và đường bộ, đường hành không một cách một cách hợp lý;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông.

d) Nhóm giải pháp tuyên truyền luật giao thông và sử lý vi phạm giao thông

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT cho người dân để đảm họ hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông như: Không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, không vượt đèn đỏ, đánh võng, tuân thủ hiệu lệnh cảnh sát giao thông.

3. Kết luận  

Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trong đô thị thì cần phải xem xét kỹ các nguyên nhân gây ra ùn tắc của từng vị trí. Sau đó đưa ra các giải pháp giải quyết ùn tắc giao thông, đánh giá ưu nhược điểm của các biện pháp. Chọn một hoặc vài giải pháp để sử lý ùn tắc giao thông tại từng vị trí nhằm đảm bảo cho người giam gia giao thông an toàn và đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách kịp thời hợp lý, cũng như giảm thiệt hại về thời gian, kinh tế do việc ùn tắc giao thông, mang lại lợi ích lớn cho Xã hội.

ThS. Hoàng Văn Trường và TS. Nguyễn Tiến Thái