BỘ MÔN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

I. Giới thiệu chung

Tiền thân của bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước hiện nay là bộ môn Thủy nông được thành lập đồng thời với Trường Đại học Thủy lợi năm 1959. 

Đến năm 1981, bộ môn Thủy nông được chia thành 2 bộ môn: Bộ môn Quy hoạch và bộ môn Quản lý Thủy nông.

Năm 1983, hai bộ môn Quy hoạch và Quản lý thủy nông lại sáp nhập thành Bộ môn Thủy nông, cùng thời gian này Nhà trường thành lập thêm Bộ môn Cải tạo đất gồm một phần các giảng viên của Bộ môn Thủy nông.

Ngày 15/8/2008, Bộ môn Thủy nông được đổi tên thành Bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước; Bộ môn Cải tạo đất được đổi tên thành Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Tháng 9 /2013, Bộ môn Cải tạo đất được đổi tên thành Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý tưới.

Tháng 11/2008, Bộ môn Công nghệ sinh học được thành lập trên cơ sở một phần giảng viên của Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý tưới và chuyên sang Khoa Môi trường quản lý.

Ngày 15/5/2019, Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý tưới được sáp nhập vào Bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước và trở thành Bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước trực thuộc Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước như hiện nay.

Trải qua những thăng trầm, biến đổi và phát triển, bộ môn đã thực sự là chiếc nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều thế hệ các cán bộ nòng cốt của Trường, của Bộ, của Ngành. Với 60 năm đào tạo, nhiều sinh viên Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước đã trưởng thành, giữ những cương vị quan trọng trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ đã tốt nghiệp với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn.

II. Chức năng nhiệm vụ

Giảng dạy các môn học trình độ đại học cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, chương trình tiên tiến ngành kỹ thuật tài nguyên nước, ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng, ngành Kỹ thuật cấp thoát nước, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

Giảng dạy các môn học sau đại học cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng;

Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước;

Hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cho các học viên và NCS ngành Kỹ thuật tài nguyên nước;

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực thuộc các ngành Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường… như: Cải tạo đất; Cải tạo cải tiến, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả của các hệ thống thủy lợi; Các dự án quy hoạch, thiết kế các hệ thống và các công trình tưới, tiêu, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, công trình phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai....

III. Thành viên bộ môn

1. Thành viên đang công tác và giảng dạy tại Bộ môn

TT

Họ tên

Học hàm, học vị

Công tác từ năm

Ghi chú

1

Nguyễn Quang Phi

TS

2000

Trưởng bộ môn

2

Ngô Văn Quận

PGS.TS

2003

Phó trưởng BM

3

Lê Văn Chín

PGS.TS

2003

Trưởng Khoa

4

Nguyễn Việt Anh

ThS

2002

Giảng viên

5

Trần Việt Bách

TS

2018

Giảng viên

6

Hoàng Cẩm Châu

ThS

2006

NCS

7

Trần Quốc Lập

TS

2003

Giảng viên

8

Nguyễn Thị Liễu

ThS

 

Kỹ thuật viên

9

Nguyễn Thị Hằng Nga

PGS.TS

2001

Giảng viên

10

Vũ Ngọc Quỳnh

ThS

2013

NCS

11

Trần Tuấn Thạch

TS

2012

Giảng viên

12

Giang Thu Thảo

ThS

2006

NCS

13

Lê Thị Thanh Thủy

TS

2006

Giảng viên

14

Nguyễn Văn Tính

ThS

1998

Giảng viên

 

2. Giảng viên kiêm nhiệm

TT

Họ tên

Học hàm, học vị

Ghi chú

1

Nguyễn Quang Kim

GS.TS

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐT

2

Trần Viết Ổn

GS.TS

Phó Hiệu trưởng

3

Nguyễn Lương Bằng

TS

Trưởng Phòng HC-TH

 

3. Thành viên đã từng tham gia công tác và giảng dạy tại Bộ môn

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Ghi chú

Bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước (trước khi sáp nhập)

1

Nguyễn Trọng Khiển

 

Nghỉ hưu, Nguyên Trưởng Khoa đầu tiên

2

Huỳnh Thống

 

 

3

Nguyễn Quang Đoàn

PGS.TS

Nghỉ hưu, Nguyên Phó Trưởng khoa, Khoa Xây dựng, ĐHBK Đà Nẵng

4

Tống Đức Khang

GS.TS

Đã mất, Nguyên Trưởng Bộ môn

5

Thái Đình Hòe

GS.TS

Đã mất

6

Vũ Mão

 

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

7

Nguyễn Xuân Khiển

 

 

8

Đậu Ngọc Thạch

 

 

9

Trần Ngũ Phúc

 

Đã mất

10

Phạm Ngọc Định

 

 

11

Lương Văn Hào

PGS.TS

Đã mất

12

Thái Bá Thịnh

Giảng viên chính

Nghỉ hưu

13

Lê Văn Ngọ

 

 

14

Nguyễn Nhuyễn

 

Nguyên Phó Giám đốc Cơ sở 2

15

Đào Ngọc Toại

 

Nguyên Giám đốc Chi nhánh Miền Trung Công ty TV&CGCN ĐHTL

16

Phạm Văn Dũng

PGS.TS

 

17

Nguyễn Trãi

 

Đã mất

18

Bùi Hiếu

GS.TS

Nghỉ hưu

19

Trần Đình Thành

 

 

20

Đinh Văn Ngọc

 

 

21

Phạm Văn Lợi

 

Chuyển công tác

22

Vũ Văn Huy

 

 

25

Nguyễn Bính

TS

 

26

Phạm Ngọc Hải

PGS. TS

Nguyên Trưởng Khoa

27

Trịnh Kim Sinh

Ths. GVC

Nghỉ hưu

28

Phạm Việt Hòa

PGS.TS

Nguyên Trưởng Bộ môn

29

Lê Quang Vinh

PGS.TS

Nghỉ hưu

30

Ngô Đăng Hải

TS

Nghỉ hưu

Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý tưới

1

Chu Đình Hoàng

PGS.TS

Đã mất

2

Đào Xuân Học

GS.TS

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

5

Hoàng Thái Đại

PGS.TS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

6

Lê Văn Khoa

GS.TS

Đại học Quốc gia Hà Nội

7

Trần Kông Tấu

GS.TSKH

Đại học Quốc gia Hà Nội

8

Văn Như Hải

TS

Đại học Quốc gia Hà Nội

9

Lê Thị Nguyên

PGS.TS

Nghỉ hưu

10

Phạm Thị Minh Thư

PGS.TS

Nguyên Trưởng Bộ môn

11

Nguyễn Trọng Hà

PGS.TS

Nguyên Trưởng Bộ môn

12

Phan Văn Yên

GVC

Nghỉ hưu

13

Nguyễn Thị Lan Hương

PGS.TS

Bộ môn Công nghệ sinh học

14

Nguyễn Thị Kim Cúc

PGS.TS

Chuyển sang thành lập Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Môi Trường (11/2018)

15

Cao Thị Huệ

TS

16

Lê Thị Ngọc Quỳnh

NCS

 

IV. Các môn học bộ môn đảm nhận

1. Chương trình Đại học 

TT

Tên môn học

Ngành học

Ghi chú

1

Đồ án Kỹ thuật Đất và Nước

N

 

2

Đồ án Kỹ thuật tưới hiện đại

N

 

3

Đồ án QH&PTNT

H

 

4

Đồ án quản lý hệ thống công trình thủy lợi

N

 

5

Đồ án quy hoạch hệ thống thủy lợi

N

 

6

Đồ án thiết kế hệ thống tưới, tiêu

N

 

7

Đo nước và điều tiết nước trong hệ thống thủy lợi

N

 

8

Khoa học đất

N, NKN

 

9

Kỹ thuật Đất và Nước

N, NKN

 

10

Kỹ thuật khai thác nước ngầm

N, CTN

 

11

Kỹ thuật tài nguyên nước

N, H, CTN

 

12

Kỹ thuật tưới hiện đại

N, H, CTN

 

13

Nhập môn Kỹ thuật tài nguyên nước

N

 

14

Quản lý Cây trồng và Đất

N

 

15

Quản lý hệ thống công trình thủy lợi

N

 

16

Quản lý hệ thống tưới tiêu theo thời gian thực

N

 

17

Quản lý tưới hiện đại

N

 

18

Quan trắc và Quản lý chất lượng nước tưới

N

 

19

Quy hoạch hệ thống thủy lợi

N, C

 

20

Quy hoạch và Phát triển nông thôn

N, H, CTN

 

21

Thiết kế hệ thống tưới tiêu

N, NKN

 

22

Thực tập hướng nghiệp ngành kỹ thuật tài nguyên nước

N

 

23

Thực tập Khoa học đất

N

 

24

Thực tập Quản lý Cây trồng và Đất

N

 

25

Thực tập tốt nghiệp ngành kỹ thuật tài nguyên nước

N

 

26

Tiếp cận bền vững

N

 

27

Tin học ứng dụng trong KTTNN

N

 

Ghi chú:         N = Kỹ thuật tài nguyên nước

                        NKN = Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

                        H = Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

                        CTN = Kỹ thuật Cấp thoát nước

2. Chương trình Sau đại học

TT

Tên môn học

Ngành học

Ghi chú

1

Kỹ thuật khai thác nước ngầm

N, CTN

 

2

Kỹ thuật tài nguyên nước vùng ảnh hưởng của thủy triều

N

 

3

Nhu cầu nước của các hộ sử dụng nước

N

 

4

Phân tích và ra quyết định trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

N

 

5

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

N

 

6

Quản lý công trình thủy lợi nâng cao

N

 

7

Quan trắc và Quản lý chất lượng nước

N, CTN

 

8

Sử dụng tối ưu tài nguyên đất và nước

N

 

9

Thực tập ngành kỹ thuật tài nguyên nước

N

 

10

Tin học trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

N

 

11

Tương tác giữa đất – nước – thực vật

N

 

12

Xói mòn và bồi lắng

N

 

 

V. Các đề tài nghiên cứu khoa học bộ môn thực hiện trong những năm gần đây

1. Các đề tài NCKH cấp Nhà nước

Nghiên cứu giải pháp tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn và vùng lân cận (2011-2013).

Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới từ sông Nhuệ đến sự tích lũy kim loại nặng trong đất và xây dựng mô hình lan truyền ô nhiễm kim loại nặng trong đất (2011-2013).

Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia  Xuân Thủy, Việt Nam (2016-2018)

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ giám sát tài nguyên nước mặt và cảnh báo hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thiếu số liệu quan trắc ở lưu vực sông Mê Công ngoài lãnh thổ Việt Nam (2019-2020).

Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ thuỷ lợi, nông lâm kết hợp nhằm cải tạo và khai thác đất cát ven biển phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững vùng Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) (2019-2021).

​2. Các đề tài NCKH cấp Bộ

Công trình thủy lợi: - Tiêu chuẩn đánh giá hiệu  quả tổng hợp (2014-2015)

Nghiên cứu kỹ thuật sinh thái xanh không sử dụng năng lượng để xử lý nước thải sinh hoạt (2017-2018).

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ tiêu về chất lượng nước tưới cho một số loại cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau) (2019-2021)

​3. Các đề tài NCKH cấp Trường

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới: Nghiên cứu điển hình cho huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (2014)

Nghiên cứu, đánh giá tình trạng hạn hán và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo ổn định phát triển sản xuất tại lưu vực sông Ngàn Phố, tỉnh Hà Tĩnh (2015)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sử dụng hỗn hợp các tầng đất để xử lý nước thải nông thôn (2015)

Nghiên cứu đề xuất mô hình dự báo mưa hạn mùa cho một số vị trí trên lưu vực sông Cả (2017)

Nghiên cứu tác động của hệ thống thủy lợi đến vùng sinh thái ven biển Hải Thịnh, Nam Định (2006-2007).Đánh giá ảnh hưởng của chế độ tưới thâm hụt nước đến sự trưởng và phát triển của cây Ngô trên đất phù sa sông Hồng không bồi đắp hàng năm (2019).

4.   Giáo trình và các ấn phẩm khoa học đã được xuất bản

Vật lý đất

Xói mòn đất

Quy hoạch và Phát triển nông thôn

Nghiên cứu điển hình Quy hoạch và phát triển nông thôn

Khoa học đất ứng dụng

Phát triển bền vững

Quản lý công trình thuỷ lợi .NXB Nông nghiệp Hà nội, 2007.

Quy hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi, NXB Xây dựng, 2006Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn. NXB Nông Nghiệp, 2005

Kỹ thuật khai thác nước ngầm. NXB Nông nghiệp. Hà nội, 2005

Quản lý hệ thống thuỷ nông nâng cao. NXB Nông nghiệp Hà nội, 2007

Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống thủy lợi,  NXB Xây dựng, 2006

VI. Hướng phát triển của bộ môn

Hướng nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn tập trung vào các vấn đề:

Nghiên cứu đề xuất phương án và lựa chọn phương án tối ưu về nguồn nước và bố trí hệ thống thủy lợi phục vụ cấp và thoát nước cho các lĩnh vực như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch…;

Tư vấn quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý các dự án thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước và và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác;;

Quản lý nước, quản lý công trình và quản lý kinh tế trong các hệ thống thủy lợi;

Quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành các hệ thống tưới hiện đại (phun mưa, nhỏ giọt…) phục vụ nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển bền vững;

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả và giảm nhẹ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất…

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan, Bộ, Ban, Ngành khác, Bộ môn sẽ thường xuyên mở rộng nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Cải tiến chương trình, giáo trình để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.