THẢO LUẬN "RỦI RO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: NGHIÊN CỨU VÀ HỢP TÁC" NGÀY 11/10/2022

10/18/2022 9:18:00 PM

Trong khuôn khổ dự án xây dựng chương trình cao học Đức hợp tác giữa trường Đại học Thủy Lợi, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, Trường Đại học Khoa học ứng dụng Koln, trường Đại học Độc lập Bangladesh, trường Đại học Gadjah Mada (UGM), trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á và các chuyên gia từ Ủy hội kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, Tiến sĩ Andung Bayu Sekaranom và học viên cao học Ulfa Aulia Syamsuri khoa Địa lý trường Đại học Gadjah Mada đã sang trường Đại học Thủy Lợi làm việc và trao đổi. Trong chuyến làm việc, đại diện của trường UGM đã có buổi thảo luận cùng các cán bộ giảng viên khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước (KTTNN) với tiêu đề “Quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: nghiên cứu và hợp tác” sáng ngày 11/10/2022 tại văn phòng khoa KTTNN do bộ môn Kỹ thuật sông và Quản lý thiên tai (BM KTS & QLTT) chủ trì.

Sau bài phát biểu chào mừng và khai mạc của Trưởng khoa KTTNN PGS. TS Nguyễn Văn Chín, lần lượt là các bài trình bày của các học giả. Đầu tiên là bài trình bày của phó trưởng BM KTS & QLTT PGS. TS Trần Kim Châu về công tác nghiên cứu và nghiệp vụ dự báo lũ cho hồ chứa Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế do PGS đảm nhận chính với tiêu đề “Dự báo thời gian thực cho hồ chứa Tả Trạch trong mùa lũ năm 2020”. Tiếp đến là bài trình bày của TS. Andung về tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ở Indonesia và các nghiên cứu liên quan tới trong lĩnh vực nguyên nước với tiêu đề “Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai liên quan tới nước”. Theo đó, TS. Nguyễn Tiến Thành giảng viên bộ môn Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình bày nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe người dân Việt Nam nhằm phục vụ công tác đánh giá rủi ro khí hậu và quản lý bảo vệ sức khỏe với tiêu đề “Phân vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến người dân ở Việt Nam”. Cuối cùng là bài trình bày của trưởng BM KTS & QLTT PGS. TS Phạm Văn Chiến về mô hình số trị hai chiều do TS. Phạm Thanh Hải và PGS cùng xây dựng và áp dụng cho tính toán ngập lụt khu vực sông Mêkông với tiêu đề “Mô phỏng quá trình ngập lụt ở khu vực trũng của sông Mêkông bằng mô hình số trị phần tử hữu hạn”. Sau các bài trình bày là phần thảo luận. Các đại biểu tham dự đã đặt câu hỏi và định hướng hợp tác nghiên cứu trong thời gian tới giữa 2 bên trong lĩnh vực quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu.

  

                            a) Trưởng khoa KTTNN phát biểu chào mừng và khai mạc                            b) Thảo luận giữa các thành viên tham dự về các nghiên cứu và cơ hội   hợp tác

c) Trao quà lưu niệm khi kết thúc buổi thảo luận

Hình 1. Một số hình ảnh được chụp tại buổi thảo luận

Người viết bài: TS. Nguyễn Thanh Thủy, giảng viên BM KTS & QLTT