Hệ thống tưới của Đập dâng chia nước Yamada- Công trình thủy lợi mang ý nghĩa lịch sử với nền nông nghiệp của đất nước mặt trời mọc

1/11/2019 8:59:00 AM
Đập dâng chia nước Yamada được xây dựng vào năm 1663 trên sông Chigoku, phía bắc Kyushu, Nhật Bản. Ngày nay, hệ thống tưới của Đập dâng chia nước Yamada không chỉ có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp của vùng phía bắc Kyushu, mà còn là biểu tượng có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của Nhật Bản, là điểm đến thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.

Đập dâng chia nước Yamada được xây dựng vào năm 1663 trên sông Chigoku, phía bắc Kyushu, Nhật Bản (Hình 1). Đập được xây bằng đá xếp với tổng chiều dài là 330m. Nước từ đập dâng sau đó được dẫn vào hệ thống kênh tưới Horikawa (chiều dài 8,500m) để tưới cho 150 ha lúa nước.

Hình 1: Đập dâng chia nướcYamada

Năm 1980, hệ thống tưới và đập chính Yamada được nâng cấp cải tạo lại mới bằng việc gia cố gắn kết các lớp đá bằng bê tông. Sau khi cải tạo, chiều dài và chiều rộng của đập là 309m và 47m. Cửa lấy nước và nối đi lại cho thuyền bè cũng được gia cố bằng bê tông. Hệ thống kênh tưới hiện nay có thể dẫn với lưu lượng lớn nhất là 5 m3/s trong vụ tưới và cung cấp nước cho diện tích 664 ha. Dòng chảy trên kênh vẫn duy trì lưu lượng 1,5 m3/s đối với thời gian không yêu cầu tưới nhằm mục đích tạo dòng chảy sinh thái, bảo dưỡng kênh và chữa cháy. Phần lớn diện tích tưới phục trách của kênh chính Horikawa được tưới bằng hình thức tưới tự chảy. Đối với các diện tích khác (13,5 ha), nước sẽ được dẫn vào các kênh nhánh. Nước sẽ được đẩy lên các khu tưới bằng hệ thống các bánh xe nước bằng gỗ được lắp đặt dọc kênh nhánh với tốc độ 7,982 m3/s (Hình 2).

Hình 2: Bánh xe nước đưa nước và các khu ruộng cao, không thể tưới tự chảy

Ngày nay, hệ thống tưới của Đập dâng chia nước Yamada không chỉ có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp của vùng phía bắc Kyushu, mà còn là biểu tượng có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của Nhật Bản, là điểm đến thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.

Nguồn: Kozue YUGE, J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 53 (1), 215–220 (2008)