Giới thiệu tóm tắt về Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước - Trường Đại học Thủy lợi

4/9/2019 7:02:00 PM
Ngay sau khi thành lập Trường Đại học Thủy lợi, 1959, nhà trường đã đào tạo ngành thủy nông. Năm 1966, khi trường bắt đầu thành lập các khoa và mở các ngành và chuyên ngành. Ngành thủy nông (tên gọi cũ của ngành Kỹ thuật tài nguyên nước ngày nay) chính là một trong những ngành đầu tiên được đào tạo của Trường Đại học Thủy lợi.

 

I. TÓM TẮT

Ngay sau khi thành lập Trường Đại học Thủy lợi, 1959, nhà trường đã đào tạo ngành thủy nông.  Năm 1966, khi trường bắt đầu thành lập các khoa và mở các ngành và chuyên ngành. Ngành thủy nông (tên gọi cũ của ngành Kỹ thuật tài nguyên nước ngày nay) chính là một trong những ngành đầu tiên được đào tạo của Trường Đại học Thủy lợi.

Với các thành tích đã đạt được trong chặng đường phát triển gần sáu mươi năm của ngành đào tạo, Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước đã không ngừng phát huy các thành tích đã đạt được và tạo nên các thành tích mới về nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất để xứng đáng là một trong ngành hàng đầu của trường Đại học Thủy lợi.

1. Thành quả xây dựng thủy lợi nước ta 

Chúng ta, trong ngành thuỷ lợi, hẳn không ai không biết : Đánh giá vai trò của nước trong phục vụ nông nghiệp “Nhất nước, nhì phân, tam cần , tứ giống”; “Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu của nông nghiệp”. Còn với quốc gia thì V.I.Le Nin khẳng định “ Thuỷ lợi là cần thiết hơn cả, chính nó sẽ tái tạo đất nước, sẽ phục hưng đất nước, sẽ chôn vùi quá khứ, sẽ củng cố bước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội...” và Bác Hồ đã nói : “ Việt nam ta có hai tiếng tổ quốc, ta cũng gọi  Tổ quốc là đất nước...Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội ”.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió nùa, có lượng mưa trung bình 1.800 – 2000 mm/năm, xếp vào những nước nưa nhiều. Nhưng lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, vùng mưa nhiều như Bạch Mã, mưa 8.000mm/năm. Theo thời gian, trong mùa mưa kéo dài chỉ từ 3 đến 5 tháng trong năm, nhưng lượng mưa chiếm tới 75-85 % tổng lượng mưa năm. Điều đó dẫn đến việc cung cấp nước cho các hộ dùng nước trong mùa khô gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời trong mùa mưa bão, thì vấn đề bão lụt ngày càng trở lên trầm trọng, gây thiệt hại cực lớn về người và của. Trong những năm qua cả nước luôn phải chống chọi hết hạn hán đến lũ lụt, nhiệm vụ này luôn là tâm điểm của cả xã hội.

Nguồn nước chính của nước ta là nước mưa, nước mặt và nước ngầm, nước ta có 13 lưu vực sông lớn có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2, hầu hết các sông liên quan với các nước láng giềng và có cửa sông đổ ra biển. Tổng lượng nước ứng với tần suất P=75% có khoảng 170 tỷ m3, trong khi đó tổng nhu cầu nước khoảng 115 tỷ m3 nước vào năm 2015, riêng mùa khô cần khoảng 85 tỷ m3 nước. Như vậy nguy cơ thiếu nước là rất rõ ràng, nhất là cục bộ theo không gian và thời gian ( ví như trong mùa khô và những vùng nam Trung Bộ và Tây nguyên ).

Trong những năm qua cả nước đã xây dựng được 110 hệ thống thuỷ lợi lớn, 800 hồ đập lớn và vừa, có trên 3.500 hồ đập có dung tích trên 1 triệu m3 nước và chiều cao đập trên 10 m, trên 10.000 trạm bơm ( Q=2,48 triệu m3/h ), trong đó có trên 2.000 trạm bơm lớn, có trên 5.000 cống tưới tiêu lớn, xây dựng được hơn 8.000 km đê các loại, trong đó hơn 5.000 km đê sông, gần 3.000 km đê biển và trên 23.000 km bờ bao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực tế đã khẳng định hiệu quả hết sức to lớn mà hệ thống thuỷ lợi mang lại không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với các ngành kinh tế khác và môi trường, sinh thái. Theo thống kê hàng năm, tổng diện tích gieo trồng được tưới và tạo nguồn đạt khoảng 7,3 triệu ha, trong đó diện tích tưới tự chảy đạt khoảng 61%, còn lại tưới bằng động lực. Đồng thời phục vụ tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha, cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha và tiêu nước cho khoảng 1,72 triệu ha đất nông nghiệp.

2. Sứ mệnh và tầm nhìn

Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước (KTTNN), Trường Đại học Thuỷ lợi với sứ mệnh là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực Kỹ thuật tài nguyên nước, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước. Hơn nữa, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước là đơn vị đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực lĩnh vực Kỹ thuật tài nguyên nước, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế.

II. NGÀNH ĐÀO TẠO

Hiện nay Khoa KTTNN có 3 Ngành đào tạo chương trình từ Đại học đến Tiến sỹ: (1) Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước; (2) Ngành Cấp Thoát nước; (3) Ngày Kỹ thuật Hạ tầng.

1. NGÀNH KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Với 60 năm trong công tác đào tạo Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước (KTTNN) đã được đánh giá là một trong những ngành học được trang bị kiến thức chuyên sâu nhất về các lĩnh vực tài nguyên nước hiện nay trên cả nước và việc lựa chọn ngành này rất sáng suốt. Tất cả các giảng viên giảng dạy Ngành KTTNN được đào tạo tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Australia: Giáo sư, Phó GS, Tiến sỹ, Thạc sỹ.

a) Mục tiêu đào tạo Ngành KTTNN

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước được trang bị các kiến thức và đáp ứng được các yêu cầu sau:

Vận dụng các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, ngành và kiến thức về khoa học xã hội để giải quyết hiệu quả các vấn đề chuyên môn thuộc ngành. Cụ thể:

  • - Đề xuất phương án và lựa chọn phương án tối ưu về nguồn nước và bố trí hệ thống thủy lợi phục vụ cấp và thoát nước cho các lĩnh vực như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch…
  • - Tư vấn quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý các dự án thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước, dự án hạ tầng kỹ thuật và tài nguyên môi trường;
  • - Quản lý nước, quản lý công trình và quản lý kinh tế trong các hệ thống thủy lợi;
  • - Quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành các hệ thống tưới hiện đại phục vụ nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển bền vững;
  • - Đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả và giảm nhẹ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất…
  • - Có đủ kiến thức về tin học, ngoại ngữ để làm việc theo nhóm, bình luận phê bình và viết báo cáo
  • - Có đủ kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành để có thể học lên bậc thạc sỹ và tiến sỹ ở trong và ngoài nước đặc biệt tại các nước tiên tiến.

b) Chương trình đào tạo

  • Thời gian đào tạo: 4,5 năm
  •  Nội dung chương trình: Tổng số tín chỉ: 145 tín chỉ. Trong đó:

+ Giáo dục đại cương: 48 tín chỉ, gồm: Các môn thuộc Khoa học tự nhiên và tin học; Tiếng Anh; Kỹ năng; Chính trị; Giáo dục thể chất; Quốc phòng.

+ Giáo dục chuyên nghiệp: 97 tín chỉ gồm các môn học như: Các môn thuộc cơ sở khối ngành; cơ sở ngành; Kiến thức ngành, Đồ án tốt nghiệp; Các môn tự chọn.

c) Chuyên ngành đào tạo

Hiện nay, các môn học và các khối kiến thức chuyên ngành về Kỹ thuật tài nguyên nước sau khi học xong người học sẽ nắm vững kiến thức Quy hoạch, thiết kế, giám sát, quản lý vận hành các công trình, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, phòng tránh thiên tai…

- Các môn học chuyên môn bao gồm: Quy hoạch hệ thống thủy lợi, Đồ án Quy hoạch hệ thống thủy lợi, Quản lý hệ thống công trình thủy lợi, Đồ án Quản lý hệ thống thủy lợi, Thiết kế hệ thống tưới tiêu, Quy hoạch phát triển nông thôn, Kỹ thuật đất và nước, Đồ án kỹ thuật đất và nước, Kỹ thuật tưới hiện đại, Quản lý tưới hiện đại, Máy bơm và trạm bơm, Tin học ứng dụng trong kỹ thuật tài nguyên nước, Thực tập chuyên ngành Quy hoach hệ thống thủy lợi, Thực tập chuyên ngành Quản lý hệ thống thủy lợi, Thực tập chuyên ngành thiết kế dự án, Tiếp cận bền vững các dự án phát triển nông thông, Kỹ thuật tài nguyên nước….... Các môn học tự chọn chuyên sâu và mở rộng, như: Cấp thoát nước, Kỹ thuật hạ tầng giao thông, Kỹ thuật khai thác nước ngầm, Đánh giá tác động môi trường...Đồ án tốt nghiệp về Quy hoạch và thiết kết hệ thống thủy lợi; Thiết kế dự án; Quản lý hệ thống công trình thủy lợi…

d) Nhu cầu lao động và nơi làm việc sau khi ra trường

Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước như hạn hán, lũ lụt, môi trường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững các ngành kinh tế là rất lớn. Kỹ sư Kỹ thuật tài nguyên nước có thể làm việc được ở các vị trí và cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, giao thông, thủy lợi tại các đơn vị như:

  • - Làm chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nguồn nước cụ thể: Chuyên gia trong nước và Quốc tế về lĩnh vực tài nguyên nước-thiên tai, các tổ chức Phi Chính Phủ (như Tổ chức Liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ phát triển Pháp (AFD)…) và tập đoàn nước ngoài về ngành nước)
  • - Công tác tại Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ… và các Sở, Phòng chuyên môn ở các tỉnh, huyện...;
  • - Công tác tại Các Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Biển và hải đảo, Cục Quản lý Xây dựng công trình, Các Ban quản lý dự án của Trung Ương
  • - Công tác tại Các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ như Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp,Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.
  • - Làm Giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác;
  • - Công tác tại Các Công ty Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và các Cơ sở kinh doanh, dịch vụ về khoa học kỹ thuật, công nghệ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường;
  • - Các Tập đoàn, các Công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao;
  • - Có thể tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Thuỷ lợi hoặc các trường đại học khác ở trong và ngoài nước.

e) Điểm mạnh của ngành Kỹ thuật tài nguyên nước Trường Đại học Thủy lợi

Có thể nói, với bề dày trong công tác đào tạo kỹ sư thủy lợi nói chung và kỹ sư ngành KTTNN thì trở thành sinh viên Ngành KTTNN là một niềm tự hào của rất nhiều học sinh tại các trường THPT và các sinh viện hiện nay đang học tại trường ĐHTL. Mặc dù trên cả nước có một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước được tổ chức một số năm gần đây như: Đại học Cần Thơ , Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM và chuyên ngành kỹ thuật tài nguyên nước trong ngành Quản lý tài nguyên nước như Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế sự khác biệt rõ nét của ngành KTTNN của ĐHTL so với các trường khác cụ thể:

Khác thứ nhất: Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi là ngành đào tạo hàng đầu trên cả nước trong lĩnh vực Kỹ thuật tài nguyên nước của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế mà chưa một trường nào trên cả nước có được. Cụ thể, hiện nay ngành KTTNN có đào tạo chương trình tiên tiến nhập khẩu từ Trường đại học Colorado State University, Mỹ mà chưa có một trường nào trên cả nước có năng lực đào tạo ngành này vì chỉ trường Đại chọ đó phải có mức độ uy tín, và chất lượng đào tạo cao mới có được Chương trình này.

Khác thứ hai: Là nơi đào tạo lĩnh vực KTTNN có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhất VN, được học và thực hành các mô hình, các phần mềm tiên tiến trong thiết kế, quản lý vận hành các công trình, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước, môi trường, phòng tránh thiên tai…mà chưa thể trường nào có được.

Khác thứ 3: Học đi đôi với hành, cụ thể: Với toàn bộ HTTL trên cả nước được quy hoạc, thiết kế và quản lý đều chính tay các chuyên gia, kỹ sư thủy lợi trực tiếp thực hiện và quản lý vì vậy được tham quan, thực tập, khảo sát các công trình, thủy lợi, hệ thống công trình thực tế trong các môn học chuyên ngành mà khẳng định chưa có trường nào có.

Ngoài ra, Sinh viên được tham gia trực tiếp vào các đề tài nghiên cứu, các dự án thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cùng với các chuyên gia tại các Viện Nghiên cứu trong và ngoài nước và các thầy cô giáo trong Trường.

f) Cam  kết đầu ra

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước cam kết đảm bảo 100% có việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên và đáp ứng được chuẩn đầu ra tiếng anh, chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

g) Thông tin tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email... liên hệ)

Chi tiết liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật Tài Nguyên nước – Đại học thủy lợi

Địa chỉ: Phòng 311, nhà A1, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Email: ngovanquan@tlu.edu.vn

ĐT: 0243 563 6468; DĐ: 091 8248 388

 

2. NGÀNH CẤP THOÁT NƯỚC

Với sự phát triển kinh tế xã hội tại các thành phố trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt vấn đề đô thị hóa được mở rộng và phát triển  nhanh như hiện nay, sự cấp thiết và đang được Nhà nước quan tâm đến việc ngành học thiết thực gắn với thực tiễn như Ngành Cấp thoát nước. Với gần 20 năm đào tạo ngành Cấp thoát nước, đảm trách các bậc đào tạo kĩ sư đến tiến sĩ và các loại hình đào tạo tập trung và không tập trung trên phạm vi cả nước. Đến nay trường ĐHTL đã đào tạo được khoảng 2000 kỹ sư và  trên 100 thạc sĩ ngành Cấp thoát nước.

a) Mục tiêu đào tạo

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước trường ĐHTL vận dụng các kiến thức đã họ để nghiên cứu và thực hiện các dự án về: quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các hệ thống, công trình cấp thoát nước, trạm xử lý nước cấp và nước thải, trạm bơm cấp thoát nước và công trình hạ tầng khác, Có các kiến thức về tin học, có ngoại ngữ và kỹ năng để làm việc, cũng như có đủ kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn để tiếp tục các bậc học cao hơn ở trong nước và quốc tế..

b) Về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Cấp Thoát Nước - Khoa Kỹ Thuật Tài Nguyên nước bao gồm 145 tín chỉ, chia thành 9 học kỳ.

Trang bị thêm kiến thức thủy văn và thủy lực (là 2 thế mạnh của ĐH Thủy lợi), các mô hình tính toán hiện đại ứng dụng cho tính toán thiết kế hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước;

Gắn các giải pháp cấp thoát nước cho đô thị với giải pháp cấp thoát nước cho vùng, cho lưu vực lớn.

c) Về cơ hội thực hành và cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp

ĐH Thủy lợi đã liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong và ngoài nước (như Tập đoàn Grunfod, công ty Cấp nước Hải Dương, công ty cấp nước Thái Nguyên, công ty Thoát nước Hà Nội, Hải Phòng) trong các khâu của quá trình đào tạo;

Các công ty đã tham gia một phần vào đạo tạo thực hành và ưu tiên tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước của ĐH Thủy lợi;

Các Viện, Công ty tư vấn trực thuộc trường ĐHTL đang thực hiện các dự án lớn về cấp thoát nước, SV năm cuối cũng có thể tham gia một số công việc trong các dự án này;

Trong những năm gần đây, hơn 90% sv ngành Kỹ thuật cấp thoát nước có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trong đó 80% là công việc đúng ngành được đào tạo.

Các công ty trong và ngoài nước về: tư vấn (quy hoạch, thiết kế, quản lý dự án về các công trình hạ tầng); xây dựng công trình cấp thoát nước cho các chung cư cao tầng, cho các đô thị; kinh doanh nước sạch, quản lý hệ thống thoát nước, môi trường đô thị;

​​d) Về cơ hội được nhận các loại học bổng trong nước và Quốc tế

Trong quá trình học tập tại trường ĐHTL sinh viên Ngành Cấp thoát nước có thể dễ dàng nhận được học bổng Lê Văn Kiểm, học bổng của cựu SV ĐH Thủy lợi, học bổng của tập đoàn Grundfos;

Hơn thế nữa, Ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước – ĐH Thủy lợi được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo và có tham khảo chương trình đào tạo của các trường trên thế giới, vì vậy sau khi học xong sinh viên dễ dàng nhận được các học bổng học Cao học, Tiến sỹ tác các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức….

e) Đội ngũ giáo viên

Gần 100% các thầy cô của BM Cấp thoát nước đã được học sau đại học tại các nước phát triển.

f) Cơ sở vật chất

Được thụ hưởng cơ sở vật chất của trường ĐH Thủy lợi- được đánh giá là một trong các trường có cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay. Đặc biệt lĩnh vực chuyên môn người học được sử dụng và ứng dụng các mô hình toán, mô hình thực tế rất thiết thực về quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các hệ thống, công trình cấp thoát nước, trạm xử lý nước cấp và nước thải, trạm bơm cấp thoát nước và công trình hạ tầng khác…

g) Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email... liên hệ)

Chi tiết liên hệ: Bộ môn Cấp thoát nước – Đại học thủy lợi

Địa chỉ: Phòng 313, nhà A1, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Email: thuha_ctn@tlu.edu.vn

ĐT: DĐ: 0948 172 299

 

3. NGÀNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG

a) Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (H). Kỹ sư tốt nghiệp ngành H có kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án, vận hành khai thác các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng (như giao thông, thủy lợi, dân dụng). Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, có khả năng vận dụng và sáng tạo tốt, phản biện, viết báo cáo và thuyết trình; Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng.

b) Chương trình đào tạo

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm

- Nội dung chương trình: Tổng số tín chỉ: 145 tín chỉ

Trong đó:

+ Giáo dục đại cương: 47 tín chỉ, gồm: Các môn thuộc Khoa học tự nhiên và tin học; Tiếng Anh; Kỹ năng; Chính trị; Giáo dục thể chất; Quốc phòng

+ Giáo dục chuyên nghiệp: 98 tín chỉ, gồm: Các môn thuộc cơ sở khối ngành; cơ sở ngành; Kiến thức ngành, Đồ án tốt nghiệp; Các môn tự chọn.

+ Các môn học chuyên môn bao gồm: Quy hoạch đô thị, Tin học ứng dụng trong kỹ thuật hạ tầng, Quy hoạch và phát triển nông thôn, Thiết kế công trình giao thông, Giới thiệu thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp, Thiết kế công trình công cộng, Giới thiệu và cơ sở thiết kế công trình thủy, Máy bơm và trạm bơm, Cấp thoát nước.... Các môn học tự chọn chuyên sâu và mở rộng, như: Tiếp cận bền vững, Công nghệ xây dựng công trình bê tông, Kỹ thuật tưới hiện đại, Cấp thoát nước bên trong công trình, Giám sát chất lượng công trình...

c) Nhu cầu lao động của ngành

Với quy mô đào tạo của trường hiện nay chưa đáp đủ nhu cầu sử dung lao động, theo kết quả khảo sát tình trạng việc làm hiện nay cho thấy ngành H có việc làm 100% sau một năm ra trường và trên 90% làm đúng ngành. Ước tính nhu cầu xã hội cần khoảng trên 500 kỹ sư mỗi năm trong vài năm tới.

d) Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

- Các cơ quan quản lý xây dựng các cấp (Huyện, Tỉnh, Bộ);

- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình (về dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước) với công việc: tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công, quản lý dự án và tư vấn kỹ thuật, tại những công ty liên danh với nước ngoài.

- Các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng công trình.

- Dễ dàng làm việc tại các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN và nhiều nước khác.

e) Các điểm mạnh của ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

- Do ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đào tạo chuyên môn rộng nên sinh viên ra trường có rất nhiều cơ hội làm việc đúng ngành đào tạo tại các Bộ, các Sở, các Ban Quản lý dự án, các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công ở cả 3 lĩnh vực: Thủy lợi, Giao thông và xây dựng.

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ sở Hạ tầng có kiến thức chuyên môn rộng nên có thể học tập nâng cao trình độ trên cả 03 lĩnh vực giao thông, dân dụng và thủy lợi.

f) Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email... liên hệ)

Chi tiết liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và PTNT – Đại học thủy lợi

Địa chỉ: nhà B5, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Email: Luuvanquan_tb@tlu.edu.vn

ĐT: 043 5643085; DĐ: 091 12 76 76