ĐỀ TÀI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN VÀ KỸ THUẬT VIÊN KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tập thể các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên của Khoa KTTNN đã luôn xác định rằng nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ bắt buộc và ưu tiên hàng đầu, bởi vì nghiên cứu khoa học không chỉ giúp ích tích lũy được nhiều kiến thức mới, hữu ích mà còn bổ sung thêm các kinh nghiệm thực tế để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy, nhất là trong bối cảnh các loại hình thiên tai ngày càng xuất hiện thường xuyên và bất thường trước những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu cũng như dưới tác động

 

Nhận thức đúng vai trò của nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất đối với công tác đào tạo chuyên môn, tập thể các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên của Khoa KTTNN đã luôn xác định rằng nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ bắt buộc và ưu tiên hàng đầu, bởi vì nghiên cứu khoa học không chỉ giúp ích tích lũy được nhiều kiến thức mới, hữu ích mà còn bổ sung thêm các kinh nghiệm thực tế để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy, nhất là trong bối cảnh các loại hình thiên tai ngày càng xuất hiện thường xuyên và bất thường trước những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu cũng như dưới tác động của các yếu tố liên quan khác. Các chủ đề nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên trong Khoa rất phong phu và tập trung ở nhiều nội dung khác nhau trong các lĩnh vực thủy văn, thủy lực, môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước, viễn thám, mô hình toán, chỉnh trị sông, cấp thoát nước, vv. Dồng thời các đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện ở các cấp khác nhau, cấp cơ sở đến cấp Bộ, cấp Nhà nước cũng như các đề tài hợp tác nghị định thư hoặc song phương.

Bảng 1. Danh sách các đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước

 

TT

Chủ nhiệm

Tên đề tài, nhiệm vụ

Cấp

1

Nguyễn Quang Phi

Nghiên cứu các giải pháp khoa học thủy lợi kết hợp nông lâm nghiệp để cải tạo vùng đất cát ven biển miền trung (chủ trì thực hiện Nội dung 1)

Nhà nước

2

Nguyễn Hoàng Sơn

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ giám sát tài nguyên nước mặt và cảnh báo hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thiếu số liệu quan trắc ở lưu vực sông Mê Công ngoài lãnh thổ Việt Nam (Mã số KC.08.34/16-20).

Thuộc chương trình: Nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (KC.08/16-20)

Nhà nước

3

Đặng Đức Duyến

Chủ nhiệm Đề tài nhánh “Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn ứng dụng công nghệ viễn thám đa đầu thu, đa độ phân giải trong giám sát hành lang bảo vệ bờ biển”  của đề tài : Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý hành lang bờ biển Bắc bộ, thí điểm tại tỉnh Nam Định” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt. Mã số: VT-UD.11/18-20.

Nhà nước

4

Bùi Thị Kiên Trinh

Nghiên cứu phát triển công cụ đánh giá, dự báo chuyển dịch công trình đập thuỷ điện áp dụng các mô hình trí thông minh nhân tạo phục vụ quản lý an toàn đập tại Việt Nam

NAFOSTED

5

Phạm Văn Chiến

Mất đất và những ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu

NAFOSTED

6

Hoàng Thanh Tùng

Dự án an toàn đập và vùng hạ lưu (Dự án New Zealand)

Đề tài hợp tác

 

Danh sách các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên trong năm học 2019-2020 được thống kê chi tiết như trong Bảng 1, bao gồm các đề tài thuộc các nguồn phong phú khác nhau: các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia, các đề tài nghiên cứu NAFOSTED và các đề tài từ các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo quốc tế. Mặt khác, trong năm học 2019-2020, các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên của Khoa cũng đã chủ trì hàng chục đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Cấp Bộ (chi tiết xin xem trong Bảng 2) cũng như cấp Cơ sở (chi tiết xin xem trong Bảng 3).

Bảng 2. Danh sách các đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ

 

TT

Chủ nhiệm

Tên đề tài, nhiệm vụ

Cấp

1

Lê Văn Chín

Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về dự báo nguồn nước; giám sát, dự báo chất lượng trong hệ thống công trình thủy lợi; dự báo xâm nhập mặn

Bộ

2

Lê Văn Chín

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ

Bộ

3

Nguyễn Thị Hằng Nga

Nghiên cứu kỹ thuật sinh thái xanh không sử dụng năng lượng để xử lý nước thải sinh hoạt

Bộ

4

Nguyễn Thị Hằng Nga

Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất bộ thông số chất lượng nước tưới cho cây trồng

Bộ

5

Nguyễn Quang Phi

Xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam “Công trình Thủy lợi – Hệ thống tưới tiêu – Yêu cầu thiết kế”

Bộ

6

Hoàng Thanh Tùng

Tư vấn tính toán vận hành điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả, sông Trà Khúc, sông Kôn – Hà Thanh trong mùa mưa, lũ năm 2019

Bộ

7

Hoàng Thanh Tùng

Tư vấn tính toán vận hành điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong mùa mưa, lũ năm 2019

Bộ

8

Hoàng Thanh Tùng

Nghiên cứu cập nhật phương pháp tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế cho các công trình thuỷ lợi

Bộ

9

Phạm Thị Hương Lan

Đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của chất thải đến nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn

Bộ

 

 

Bảng 3. Danh sách các đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở

 

TT

Chủ nhiệm

Tên đề tài, nhiệm vụ

Cấp

1

Đỗ Xuân Khánh

Nghiên cứu ứng dụng mô hình Swat, HEC-RAS và công nghệ viễn thám dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn

Cơ sở

2

Nguyễn Hồ Phương Thảo

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát hạn – Áp dụng cho khu vực tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

Cơ sở

3

Phạm Văn Chiến

Nghiên cứu xác định tỷ lệ phân lưu và thay đổi dòng chủ lưu khu vực cửa vào sông Đuống

Cơ sở

4

Nguyễn Thị Thu Trang

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt

Cơ sở

5

Vũ Thanh Tú

Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao chất lượng dự báo lũ trên lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

Cơ sở

6

Nguyễn Tiến Thành

Ứng dụng mô hình động lực trong nghiên cứu hạn khí tượng cho lưu vực sông Cả

Cơ sở

 

Bên cạnh các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong nước, các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên của Khoa KTTNN cũng không ngững kết nối và trao đổi với các Giáo sư, các nhà khoa học nước ngoài, nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học cũng như hợp tác giữa các bên trước những vấn đề rủi ro thiên tai. Hình 1 là một số hình ảnh về buổi trao đổi hợp tác của các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên trong Khoa với GS. GS Filipe Aires ngày 8 tháng 5 năm 2019 nhân dịp GS Filipe Aires có chuyến công tác tại trường ĐH Khoa học và Công nghệ. Tại buổi trao đổi, GS Filipe Aires đã trình bày các vấn đề liên quan đến: (i) vai trò của ảnh vệ tinh trong nghiên cứu tài nguyên nước, (ii) phương pháp tích hợp các dữ liệu vệ tinh về lượng mưa, bốc thoát hơi nước, sự thay đổi lượng trữ và xả trong nghiên cứu cân bằng nước trên lưu vực, (iii) các chỉ tiêu xác định ranh giới giữa đất và nước khi sử dụng ảnh vệ tinh, (iv) phương pháp hiệu chuẩn dữ liệu thu nhận được từ ảnh vệ tinh kết hợp với các dữ liệu quan trắc trên bề mặt tại các vị trí và trạm quan trắc. Sau phần trình bày của GS Filipe Aires là phần trao đổi cởi mở và rất thú vị giữa các nhà khoa học hai bên, hứa hẹn những hợp tác trong nghiên cứu về bức xạ, các vấn đề trong vật lý thiên văn học, khí quyển và tài nguyên nước trong tương lai.

GS. Filipe Aires trình bày tại hội thảo

Các nhà khoa học tham gia thảo luận và trao đổi

Hình 1. Một số hình ảnh trao đổi hợp tác nghiên cứu khoa học với GS. Filipe Aires

Một số hình ảnh về hội thảo mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 2019 (tại trường Đại học Thuỷ lợi) giữa các nhà khoa học của Khoa với các giáo sư và nhà khoa học của công ty OYO Corperation (Nhật Bản) về mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực (Hình 2). Tại buổi hội thảo, GS. Mitsuru Yabe đã trình bày mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước được biết đến với tên gọi là WROS (Water Resources management Operating System). Mô hình WROS bao gồm 3 phiên bản khác nhau như: WROS BASIC, WROS WQ và WROS PLUS và đáp ứng các yêu cầu tính toán quản lý khác nhau liên quan đến ngập lụt, vận chuyển bùn cát, sử dụng đất, ô nhiễm, xâm nhập mặn, phân tích chính sách, tính toán cân bằng nước, tính toán nhu cầu nước và phân tích đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hâu. Đặc biệt, mô hình WROS còn cho phép các kết nối giữa nước mặt và nước ngầm trong lưu vực nghiên cứu, đồng thời thực hiện các phân tích và tương tác giữa nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, mô hình WROS cũng cho phép thực hiện các phân tích và xem xét dòng chảy nhiều tầng, nhiều pha (nước và không khí).

GS.TS Marshall Silver và các nhà khoa học của công ty OYO Corperation, Nhật Bản

Các nhà khoa học trong Khoa tham gia thảo luận và trao đổi tại hội thảo

Hình 2. Một số hình ảnh trao đổi hợp tác nghiên cứu khoa học với GS.TS Marshall Silver và các nhà khoa học của công ty OYO Corperation, Nhật Bản

Ngoài ra, hàng năm các cán bộ, giảng viên và kĩ thuật viên trong Khoa cũng đã tận tình hướng dẫn sinh viên NCKH, nhiều đề tài NCKH sinh viên đã đạt được những giải thưởng nghiên cứu khoa học ấn tượng cấp Trường và các cấp cao hơn.

PVC - KTS & QLTT

   0   Tổng số:

Các tin khác